Định nghĩa Crowdsourcing

Thuật ngữ "crowdsourcing" xuất hiện vào năm 2005 bởi Jeff Hơe và Mark Robinson, biên tập viên tại Wire, để mô tả cách các doanh nghiệp đang sử dụng internet để làm việc với đám đông 1, mà nhanh chóng dẫn đến việc ghép lại thành "crowdsourcing"[1]. Tuy nhiên, lần xuất hiện chính thức của thuật ngữ này là trong một bài đăng của ông trên blog báo Wire vào tháng 6 năm 2006 với tiêu đề "The Rise of Crowdsourcing" và được phát hành vài ngày sau đó[7]

Được định nghĩa một cách đơn giản thì việc tìm nguồn cung ứng từ đám đông đại diện cho hành động của một công ty hoặc tổ chức nhờ một cộng đồng trực tuyến rộng lớn dưới dạng mà ai cũng có thể tham gia để thực hiện một công việc hay chức năng nào đó. Thay vì trước đây được thực hiện bởi các nhân viên và thuê ngoài. Điều này có thể ở dạng sản xuất ngang hàng (khi công việc được thực hiện một cách hợp tác), nhưng cũng thường được thực hiện bởi các cá nhân duy nhất. Điều kiện tiên quyết và quan trọng là việc kêu gọi sự tham gia tư mạng lưới lao động tiềm năng rộng lớn.

Trong một bài viết ngày 1 tháng 2 năm 2008, Daren C Brabham, "người đầu tiên viết bài nghiên cứu học thuật về crowdsourcing" và là tác giả cuốn sách Crowdsourcing năm 2013 đã định nghĩa nó là môt mô hình giải quyết vấn đề trực tuyến[8]. Brabham nhận thấy rằng hiệu suất của các ý tưởng được cung cấp trong các nền tảng cung cấp dịch vụ cộng đồng không chỉ ảnh hưởng bởi chất lượng nguồn cung mà còn bởi sự giao tiếp giữa những người dùng về ý tưởng và cách trình bày trong chính nền tảng[9]Sau khi nghiên cứu hơn 40 định nghĩa về crowdsourcing trong các tài liệu khoa học phổ biến, hai nhà nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Valencia, Enrique Estellés và Fernando Donzález Ladrón-de-Guevara, đã phát triển một định nghĩa tích hợp mới:[4]

Crowdsourcing là một hoạt động trực tuyến có sự tham gia. Trong đó một cá nhân, tổ chức, tố chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp kêu gọi cho một nhóm các các nhân có kiến thức khác nhau, không đồng nhất tự nguyện thực hiện một nhiệu vụ nào đó. Việc đảm nhận nhiệm vụ trong đó đòi hỏi đám đông tham gia bằng việc cung cấp công việc, tiền bạc, kiến thức và kinh nghiệm của họ cho lợi ích chung. Người tham gia sẽ nhận được sự thỏa mãn của một loại nhu cầu nhất định, có thể là về kinh tế, sự công nhận của xã hội, lòng tự trọng hoặc sự phát triển kỹ năng cá nhân, trong khi đó phía đưa ra lời kêu gọi sẽ có được và sử dụng lợi ích mà người dùng đã mang đến với hình thức phụ thuộc vào loại hình hoạt động đang thực hiện

Như đã đề cập trong các định nghĩa của Brabham và Estellés-Arolas và Ladrón-de-Guevara ở trên, việc Crowdsourcing trong quan niệm hiện đại là một hiện tượng qua trung gian Công nghệ thông tin, có nghĩa là một hình thức công nghệ thông tin luôn được sử dụng để tạo và tiếp cận đám đông.[10][11]Henk van Ess, một giảng viên đại học về digital marketing, nhấn mạnh sự cần thiết phải "trả lại" kết quả cộng đồng cho công chúng trên cơ sở đạo đức. Định nghĩa phi thương mại của ông được trích dẫn rộng rãi trên các tờ báo phổ biến:

Việc tìm kiếm nguồn lực từ đám đông theo mong muốn của các chuyên gia sẽ mở ra một kênh mới để giải quyết vấn đề và sau đó tự do chia sẻ câu trả lời với mọi người

Mặc dù có rất nhiều định nghĩa về Crowdsourcing, nhưng có điều không đổi đó là việc các vấn đề sẽ được đưa đến đám đông và một lời kêu gọi đóng góp để giải quyết vấn đề. Đám đông sẽ là người đưa giải pháp nhưng người sở hữu lại là chủ thể đưa ra các vấn đề ban đầu. Đổi lại người đóng góp các giải pháp sẽ được tiền thưởng hoặc bằng sự công nhận, trong một số trường hợp khác phần thưởng duy nhất có thể chỉ là danh tiếng hoặc sự thỏa mãng về trí tuệ. Crowdsourcing có thể tạo ra các giải pháp từ những người nghiệp dư hoặc tình nguyện viên làm việc trong thời gian rảnh rỗi hoặc từ các chuyên gia, doanh nghiệp nhỏ mà trước đây không hề biết đến phía đặt vấn đề.[5]

Một hậu quả của việc có nhiều định nghĩa là xảy ra tranh cãi xung quanh vấn đề xem loại hoạt động nào có thể là tìm nguồn cung ứng từ đám đông

Ví dụ

Một ví dụ được biết đến rộng rãi và có tính phi thương mại trên thế giới trực tuyến là Wikipedia, một bách khoa toàn thư trực tuyến cung cấp hơn ba triệu bài viết với hơn nhiều ngôn ngữ và phiên bản khác nhau. Wiki được tạo ra và duy trì bởi các tình nguyện viên và những người tham gia, hàng nghìn bài viết được thêm vào hàng tuần và được chỉnh sửa bởi một cộng đồng sinh viên, giáo sư toàn cầu. Đây không chỉ là một ví dụ về việc sử dụng nguồn lực từ đám đông để tạo ra thông tin mà còn là một cộng đồng nắm giữ quyền sở hữu các kiến thức được cung cấp bằng cách đảm bảo thông tin là chính xác và phù hợp với bộ quy tắc được đề ra[6]

Một hình thức khác của việc thuê đám đông là trong các cuộc thi ý tưởng hoặc các cuộc thi đổi mới, các cuộc thi này giúp các tổ chức có thêm nhiều ý tưởng, kiến thức mới ngoài "nền tảng tư duy" mà nhân viên học cung cấp. Lego Ideas (trước đây được gọi là Lego Cuusoo) là một trang web được điều hành bởi Chaordix và The lego Group cho phép người dùng gửi ý tưởng về các bộ sản phẩm, từ đó Lego biến ý tưởng tiềm năng thành các bộ đồ chơi và tung lên thị trường, nhà thiết kế sẽ nhận được 1% hoa hồng như là tiền bản quyền[12][13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Crowdsourcing http://www-personal.umich.edu/~ladamic/papers/task... http://www.crowdsourcing-blog.org/wp-content/uploa... http://reports.crowdsourcing.org/editorial/a-brief... https://www.braineet.com/blog/crowdsourcing-benefi... https://www.forbes.com/sites/chancebarnett/2014/08... https://www.forbes.com/sites/netapp/2013/06/06/cro... https://timesofindia.indiatimes.com/deals/-ma/Appi... https://www.nytimes.com/2009/02/08/magazine/08wwln... https://www.onespace.com/blog/2015/07/crowdsourcin... https://ideas.starbucks.com/